Banner

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Fansipan hùng vỹ


Hoàng Liên Sơn, dãy núi trùng điệp với ba đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, Fansipan và Pú Luông. Fansipan là đỉnh cao nhất của dãy núi Hoàng Liên Sơn trùng điệp đó. Theo bản đồ địa lý Lào Cai xuất bản năm 2000, Fansipan cao 3143m so với mặt nước biển. Được ví là nóc nhà của tổ quốc, đỉnh Fansipan vô cùng hiểm trở nhưng cũng không kém phần kỳ thú. Khí hậu Fasipan trong mát quanh năm, thích hợp cho những loài động thực vật quý hiếm phát triển. Xen lẫn rừng lá kim là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ.
Fasipan ở độ cao 2.400m với bảng lảng gió mây, hương hoa và cây rừng. Lên tới độ cao 3.143m , gió còn hơn cả gió, bão còn hơn cả bão, mưa nắng còn hơn cả mưa nắng, tuyết sương còn hơn cả tuyết sương, mây vần vũ, ngập tràn… thế mà cây cối vẫn xanh tươi ngút ngàn, bốn mùa vẫn hoa thơm trái ngọt. Đứng cạnh FanSiPan-phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh vênh, mắt dõi ra mênh mông đất trời để cảm nhận sự hùng vĩ, sức sống mãnh liệt của “nóc nhà tổ quốc”.














Khu chạm khắc đá cổ - Thư thạch gửi hậu thế

Nằm lọt trong thung lũng Mường Hoa, bao bọc là những núi cao trên dưới 2.000 mét, hai bãi đá cổ lớn gợi sự chú ý với nhiều bản khắc phong phú, bí ẩn mà tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra những nhận định chính xác về nguồn gốc hình thành và chủ nhân đích thực của bãi đá này. Các lớp chạm khắc trên đá gồm nhiều loại hình khác nhau, như : hình tròn có nhiều vòng đồng tâm, hay hình xoáy vào trung tâm, hình vuông: đặc- rỗng, các hình có dạng nét cong vạch song song nhau, hay các đường lượn sóng đều đặn, hình nam nữ giao phối...Các chủ đề hình khắc này cho thấy cộng đồng dân cư ở đây quan tâm đến 2 nội dung chính là: tôn giáo và bản đồ phân chia khu vực. Điều này cho thấy các cộng đồng dân cư cổ ở thung lũng Mường Hoa trước đây có thể đã dùng nghệ thuật khắc trên đá với mục đích muốn truyền tải tri thức liên quan đến việc ghi dấu các vị trí địa lý để có thể chỉ dẫn cho các hoạt động hàng ngày hoặc xác định chủ quyền của một lãnh thổ đã được công nhận