Banner

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Mùa giảnh dỗi ở Sapa


Vào tháng Sáu tháng Bảy là thời gian mà bà con ở Sapa có thời gian để làm thêm những nghề thủ công ngoài nghề làm nông, Như tròng Đay dệt vải làm nên những sản phẩm thổ cẩm tuyệt đẹp. Từ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ nơi đây, Họ đã làm nên những sản phẩm cho gia đình cũng như bán cho du khách thập phương kiếm thêm đòng ra đồng vào cho gia đình. Những bộ trang phục mang đậm nét truyền thồng cũng được tranh thủ làm trong thời gian này. Công việc này chủ yếu được làm bởi phái nữ.






Sapa mùa lúa vàng


Vào cuối tháng Chín đầu tháng Mười hàng năm là mùa lúa chín ở Sapa, những thửa ruộng bậc thang từ màu xanh chuyển sang màu vàng óng thật đẹp, Với những thửa ruộng bậc thang uốn cong trên sườn núi, chen lẫn những đám mây trôi lờ đờ bên sườn đôi. cũng là lúc bà con dân bản dục dịch chuẩn bị cho mùa thu hoạch mới. Cũng bởi ở Sapa một năm chỉ có một vụ nên bao nhiêu công chăm bẵm đây là lúc mà con mong được một vụ bội thu. chính vì vậy mà khi chúng ta đến với bà con nơi đây vào thời gian này cũng là lúc mọi người đều hồ hởi chuẩn bị dụng cụ thu hoach lúa. Thường thì lúa sau khi thu hoạch bà con se giữ cho gia đình dùng chứ không bán đi như bà con dưới xuôi. Néu nhà nào dư giả thì bà con cũng bán chút ít để trao đổi lấy các vật dụng khác.












Sapa mùa cấy


Vào tháng Tư tháng Năm hàng năm là lại là mùa bận rộn của bà con dân tộc thiểu số ở huyện Sapa. Đây là mùa bà con chuẩn bị ruộng để cấy 'một vụ mới. Do đặc thù khí hậu tại Sapa khác biệt hoàn toàn so vời các vung nông nghiệp khác trong nước do vậy trồng chọt ở đây cũng khác nhiều so với những nơi khác. Ở Sapa một năm chỉ cấy được một vụ. Bà con bắt đầu cày cấy vào tháng cuối tháng Tư và đầu tháng năm hàng năm. 
Đây là ngày mùa nên đến Sapa vào mùa này du khách có thể thăm bản làng cùng những thửa ruọng bậc thang, mà bà con đang làm công việc thường niên rất nhộn nhịp. Khung cảnh vào thời gian này cũng thật tuyệt vời, bà con chung nhau cày cấy, tiếng nói chuyện, tiếng quát Trâu, tiếng nước chảy tạo nên một bản nhạc đông quê thật tuyệt vời. Ai đến nơi này vào thời gian này cũng khó có thể đi ngay mà không nán lại ít hôm để được tìm hiểu về cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây. Với bản tính chất phác thật thà, cần cù chịu khó rất dễ gần. Chúng ta có thể tham gia những hoạt động cộng đông của người dân như giao lưu văn nghệ.
Cuộc sống vẫn như vậy trôi qua ngày rồi tháng rồi năm, mảnh đất mếm khách này luôn chào đón quý du khách tới thăm.
Dưới đây là những hình ảnh trong mùa cày cấy của đồng bào sapa











Cần nâmg cao dịch vụ - trong phục vụ


Một khu sân bay quốc tế của Việt Nam nhưng các phục còn chưa tốt, Tại sao tôi lại nói vậy bởi vì tháng trước tôi có đi vào thành phố Hồ Chí Minh , tôi cũng sủ dụng một số dịch vụ tại sân bay nội bài và Tân sơn nhất, Nhưng nhìn chung về cách phục vụ của đội ngũ nhân viên ở đây còn rất yếu kém cần đào tạo thêm để chuyên nghiệp hơn. Bởi vì chúng ta đang có vốn tiềm năng du lịch cực kì lớn. Nếu như tại một sân bay lớn như vậy mà khách hàng đã không có ấn tượng tốt về đất nước chúng ta thì thật là buồn. Cụ thể là tại sân bay Nội bài tôi có vào một kios như ảnh trên để dùng đồ uống. Khi tôi vừa ngồi vào ghế thì cô nhân viên ra hỏi " Anh dùng ji?" tôi nói cho anh môt ly nước chanh tôi có chụp lại như hình bên dưới. Cô nhân viên quay ngoắt đi rôi lẩm bẩm chế nhạo lại khách hàng mà cụ thể là tôi" Nước...chanh!" với cái bĩu môi. Còn tại sân bay Tân Sơn Nhất thì tôi vào ngồi tới 15 phút rồi nhưng nhân viên vẫn mải đùa cọt với nhau không chú ý sự có mặt của khách hàng cho tới khi tôi gọi lớn. rồi họ mới thủng thẳn, chậm trễ đi về phía tôi.
Tôi rất mong một ngày nào đó dịch vụ của chung ta sẽ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, Rất mong các nhà chức trách để tâm.


Văn miếu Quốc Tử Giám

Khi bước vào khu di tích - được gọi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Thật tuyệt vời thế mới biết từ rất xa xưa ông cha ta đã có truyền thống hiếu học, với biết bao nhân tài được ghi danh trên những bia đá vẫn tồn tại mãi với thời gian mà không bao giờ phai nhạt. Dưới đây là những hình ảnh mà tôi ghi lại được bằng chiếc điện thoại của tôi.